MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn lên trong ngành sản xuất nhôm trong nước

04-12-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn lên trong ngành sản xuất nhôm trong nước

Có thể nói chưa năm nào mà ngành nhôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách lớn như năm nay: sự sụt giảm chung trong chiều hướng suy thoái kinh tế, kéo theo những chiêu trò tinh vi hơn của gian thương Trung Quốc.

Ngành nhôm "ngấm dịch" Covid

6 tháng đầu năm 2020, dưới ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, ngành nhôm cũng khó tránh khỏi những kết quả không mấy khả quan. Theo báo cáo của hiệp hội Nhôm Việt Nam, sản lượng của ngành nhôm trong nước đạt 280.000 tấn, giảm khoảng 40% (tương đương khoảng 150.000 tấn) so với sản lượng trung bình trước dịch.

Tuy nhiên, tạm bỏ qua ảnh hưởng chung của dịch Covid, vẫn còn đó nhiều vấn nạn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu của ngành nhôm. Một trong những điểm nổi cộm là tình trạng bán phá giá và "rửa nguồn" nhôm Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm qua. Với tình trạng ngày nhiều nhà máy mọc lên tại Malaysia mà chủ đầu tư là Trung Quốc, những sản phẩm nước này được "thay mác" một cách đường đường chính chính trong 2 năm gần đây.

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn lên trong ngành sản xuất nhôm trong nước - Ảnh 1.

Nhôm Trung Quốc trà trộn vào thị trường trong nước vẫn đang là một vấn nạn lớn

Nâng cao năng lực sản xuất, dẫn đầu ngành nhôm trong nước

Dưới những tác động kép của tình trạng suy thoái chung và chiêu bài bán phá giá của thương nhân Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Kế (Chủ tịch Hiệp hội Nhôm Việt Nam) cho biết "Các doanh nghiệp nhôm trong nước phải tự hoàn thiện mình, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chất lượng giá thành sản phẩm, giá thành hợp lý để cạnh tranh sòng phẳng với nhôm Trung Quốc".

Một ví dụ điển hình cho việc tận dụng mạnh mẽ nội lực để thành công là công ty TNHH Nhôm Đông Á. Đi vào hoạt động từ năm 2009, đây là một trong những nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình hiện đại áp dụng những công nghệ tiên tiến bậc nhất trên thị trường. Doanh nghiệp đã đầu tư gần 50 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp 2 dây chuyền ép nhôm định hình, nâng công suất máy ép thủy lực lên gấp 3 lần so với trước đây. Nhờ đó, sản lượng sản xuất của nhôm định hình trong 5 năm gần đây luôn duy trì ổn định ở mức 35.000 tấn/năm, đóng góp không nhỏ vào thị phần của nhôm Việt trên thị trường.

Bên cạnh việc cạnh tranh tại thị trường trong nước, doanh nghiệp Việt cũng nên nghĩ tới việc xuất khẩu như là một cách để thoát khỏi cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao. Xuất khẩu sản phẩm đi đồng nghĩa với việc phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường khó tính như EU. Ngoài mẫu mã và chất lượng, họ quan tâm tới cả những vấn đề khác như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích cho người lao động. Về những tiêu chí này, doanh nghiệp nhôm Việt có thể tham khảo công ty Nhôm Đông Á.

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn lên trong ngành sản xuất nhôm trong nước - Ảnh 2.

Bên trong khu sản xuất - nhà máy Nhôm Đông Á

Tại nhà máy đặt tại khu công nghiệp Tân Dân – TP. Chí Linh – tỉnh Hải Dương, hiện công ty đã tiến hành chuyển đổi hệ thống xử lý khí thải khu vực lò luyện, chuyển đổi nhiên liệu sử dụng từ than sang dùng khí thải khu vực lò luyện, chuyển đổi nhiên liệu sử dụng từ than sang khí gas. Hệ thống lọc bụi dập nước được thay thế bằng hệ thống lọc bụi túi vải. Với những nỗ lực cải thiện để bảo vệ môi trường, không gian làm việc và sức khỏe cho người lao động, công ty đã và đang nhận được sự quan tâm tới từ nhiều nhà nhập khẩu uy tín nước ngoài. Bằng chứng là từ đầu quý II/2019 đến nay, công ty duy trì hoạt động rất ổn định, sản lượng thường xuyên đạt 3.000 tấn sản phẩm gia công xuất khẩu và 1.200 – 1.500 tấn hàng bán nội địa/tháng.

Tích cực vận dụng sự ủng hộ trong nước

Trước những tác động xấu lên ngành nhôm, Bộ Công Thương và hiệp hội Nhôm Việt Nam nói riêng đã tiến hành những biện pháp phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp nhôm trong nước. Mới đây nhất, Bộ Công thương đã ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm Trung Quốc lên 5 doanh nghiệp gốc Trung Quốc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp hội Nhôm Việt Nam cũng đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) để đề xuất giải pháp cải thiện tình hình xuất nhập khẩu và những biện pháp cấp thiết để tránh tình trạng nhôm Trung Quốc "rửa nguồn" có cơ hội thâm nhập vào thị trường.

Giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt vươn lên trong ngành sản xuất nhôm trong nước - Ảnh 3.

Hội nghị toàn quốc Hội nhôm thanh định hình Việt Nam

Như vậy, để vươn lên dẫn đầu ngành sản xuất nhôm trong nước, không chỉ tích cực đẩy mạnh năng lực cốt lõi trong sản xuất, các doanh nghiệp nhôm nội địa cần phải khéo léo tận dụng sự ủng hộ và phòng vệ từ những cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ sự phát triển của ngành nhôm trong nước nói chung và khẳng định uy tín, chất lượng trong thương hiệu của mình nói riêng.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên